Chuyển đổi số

Chuyển đổi số - Xu hướng, chiến lược và hành động Kỳ 4: Chuyển đổi số trong ngành Điện và những hiệu quả đạt được

Thứ ba, 8/11/2022 | 08:57 GMT+7
Để tận dụng tối đa sức mạnh của công nghệ số nhằm tăng hiệu quả hoạt động, nâng cao năng suất lao động, tối ưu hóa chi phí, nâng cao trải nghiệm và mức độ hài lòng của khách hàng,... Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã xây dựng hệ sinh thái số EVN nhằm kết nối thống nhất các sáng kiến chuyển đổi số từ các đơn vị thành viên hướng đến mục tiêu hiện đại hóa, phát triển bền vững ngành năng lượng Việt Nam.

Với đặc tính là ngành có mức độ ứng dụng khoa học công nghệ cao, yêu cầu chuyển đổi số được xem là nhiệm vụ cấp thiết hàng đầu để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Tập đoàn. Theo đó, đề án tổng thể chuyển đổi số của EVN được thiết lập theo 3 giai đoạn, hướng đến 5 lĩnh vực chính, bao gồm: Sản xuất; Kinh doanh và Dịch vụ khách hàng;  Đầu tư xây dựng;  Quản trị nội bộ;  Viễn thông và Công nghệ thông tin.  

Giai đoạn 1: Thực hiện số hóa dữ liệu, số hóa khách hàng. Tăng cường chuẩn hóa và làm giàu cơ sở dữ liệu, đảm bảo tính thống nhất trong toàn EVN về nền tảng công nghệ, giải pháp kỹ thuật và quản trị cơ sở dữ liệu dùng chung. Đồng thời, thực hiện phân tích hành vi khách hàng, đảm bảo khách hàng có khả năng tương tác “mọi lúc, mọi nơi” trên không gian số. Bên cạnh đó, đẩy mạnh cải cách quy trình nghiệp vụ phù hợp với quá trình ứng dụng công nghệ kỹ thuật số, khuyến khích đổi mới, sáng tạo. 

Giai đoạn 2: Tích hợp các hệ thống thông tin nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, đẩy mạnh cải cách quy trình nghiệp vụ phù hợp với quá trình ứng dụng công nghệ kỹ thuật số, khuyến khích đổi mới, sáng tạo. Việc hình thành các trung tâm giám sát điều khiển, việc thu thập và tích hợp các dữ liệu để phục vụ các báo cáo quản trị là những ví dụ điển hình trong giai đoạn này. 

Giai đoạn 3: Tận dụng sức mạnh của dữ liệu và các công nghệ số mới để số hóa và khai thác toàn diện các hoạt động quản lý, sản xuất, kinh doanh nhằm tiết kiệm chi phí, tăng tốc độ xử lý công việc, nâng cao năng suất lao động, tăng độ tin cậy, an toàn trong sản xuất và vận hành hệ thống điện; cung cấp dịch vụ thuận tiện, minh bạch cho khách hàng trên nền tảng số. Đây là giai đoạn tận dụng lượng dữ liệu và ứng dụng các công nghệ số mới như AI, Big data, Cloud, … 

Từ những định hướng, chiến lược thực hiện chuyển đổi số trong EVN, đến nay, các Công ty Điện lực đã áp dụng hiệu quả trong cải tiến khâu chăm sóc khách hàng. Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, các kênh chăm sóc khách hàng trên không gian mạng đã được xây dựng và phát triển như App CSKH trên điện thoại di động thông minh, Webchat, Zalo, Facebook... giúp khách hàng “dễ tiếp cận, dễ tham gia, dễ giám sát” các dịch vụ điện mọi lúc, mọi nơi.... 

Việc ứng dụng công nghệ AI trong công tác chăm sóc khách hàng, vừa đảm bảo đáp ứng kịp thời các yêu cầu của khách hàng vừa giúp tăng năng suất lao động. Điển hình ở Trung tâm chăm sóc khách hàng của Tổng công Điện lực Thành phố Hà Nội đã ứng dụng công nghệ AI để phát triển chatbot phục vụ khách hàng qua ứng dụng Messenger Facebook. Bên cạnh đó, ứng dụng “Trợ lý ảo” trên nền công nghệ “Text To Speech” ở Trung tâm chăm sóc khách hàng của Tổng Công ty Điện lực miền Trung giúp phục vụ cùng lúc nhiều khách hàng mà không cần phụ thuộc vào điện thoại viên... 

Đặc biệt, trong mùa nắng nóng năm 2021, cũng là thời điểm dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp trên cả nước. Những tiện ích chăm sóc khách hàng như App CSKH, Zalo, Facebook, Cổng dịch vụ công Quốc gia … giúp khách hàng tiết kiệm được thời gian đi lại khi cần kết nối với ngành Điện, vừa hạn chế tiếp xúc trực tiếp, góp phần phòng, chống dịch. 

Trong năm 2020, Công ty Truyền tải điện Quốc gia đã đưa hơn 100 Trạm biến áp vào vận hành không người trực. Với thiết bị giám sát tình trạng vận hành kết hợp ứng dụng công nghệ điều khiển từ xa, Trung tâm điều độ có thể thu thập dữ liệu vận hành và điều khiển đối với các thiết bị chính trong các Trạm biến áp 220kV, giúp theo dõi, cập nhật liên tục tình trạng hoạt động của các loại máy móc, thiết bị tại các Trạm biến áp; Đồng thời giảm đáng kể nhân công quản lý trực tiếp tại các Trạm biến áp so với trước đây. 

Định hướng chuyển đổi số trong các lĩnh vực then chốt, có thể kể đến số hóa thiết bị lưới điện truyền tải; ứng dụng công nghệ thông tin trong sửa chữa bảo dưỡng theo phương pháp RCM; ứng dụng AI trong công nghệ nhận diện và xử lý hình ảnh phục vụ cho việc kiểm tra, giám sát hành lang tuyến đường dây; khai thác số liệu khí tượng thủy văn và quy trình vận hành liên hồ chứa; xử lý hồ sơ kinh doanh và dịch vụ khách hàng trên môi trường mạng; ứng dụng công nghệ AI trong giám sát chất lượng thi công công trình lưới điện … 

Quá trình chuyển đổi số trong EVN – cũng tương tự như quá trình chuyển đổi số ở các tổ chức, doanh nghiệp khác sẽ dẫn đến việc thay đổi các mô hình vận hành cũ, không còn phù hợp để hình thành các mô hình, cách thức vận hành mới. Theo đó, EVN đã xây dựng chính sách sẵn sàng chấp nhận thay đổi, chấp nhận cái mới, từ quy trình, cách làm việc, và cả cơ cấu tổ chức. Việc tăng cường phát triển và thu hút nguồn nhân lực công nghệ số chất lượng cao, đặc biệt là nhân lực về phân tích và xử lý dữ liệu, kiến trúc nền tảng, nhân lực về AI … giúp EVN thực hiện những bước tiến vững chắc trên hành trình chuyển đổi số trong toàn Tập đoàn.

Đáp ứng kế hoạch EVN và EVNGENCO3 nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động vận hành sản xuất điện, trong năm 2022, Công ty Thủy điện Buôn Kuốp đã triển khai thực hiện các nhiệm vụ chuyển đổi số với kết quả đạt được như sau:

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

https://www.evn.com.vn/d6/news/EVN-co-ban-hoan-thanh-chuyen-doi-so-nam-2022-Co-kha-thi-6-12-28343.aspx

https://www.evn.com.vn/d6/news/Chuyen-doi-so-trong-linh-vuc-quan-tri-hieu-qua-tu-Tap-doan-Dien-luc-Viet-Nam-142-203-29491.aspx

Chương trình đào tạo E-learning về Chuyển đổi số trong EVN.

Phòng Kỹ thuật và An toàn